Niềng răng bằng mắc cài có thể nói là phương pháp chỉnh nha được nhiều người sử dụng nhất bởi chi phí rẻ và hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng mắc cài, bạn có thể gặp phải một số vấn đề nhỏ về răng miệng. Bài viết này Nha khoa Thúy Đức sẽ chỉ ra 7 vấn đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải khi đeo niềng răng mắc cài cũng như cách khắc phục chúng.
Mục lục
7 sự cố có thể gặp khi đeo niềng răng mắc cài
1. Dây cung bị tụt
Sau khi gắn các mắc cài vào các chân răng thật chắc chắn, bác sĩ niềng răng của bạn sẽ đặt thêm một sợi dây cung vào trong rãnh giữa những chiếc mắc cài này, sau đó sử dụng thêm dây thun để cố định sau. Tuy nhiên, một số trường hợp sợi dây cung này bị tụt ra ngoài rãnh giữa mắc cài, tình trạng này dễ gặp khi bạn sử dụng mắc cài thường vì loại này không có chốt tự đóng chắc chắn.
Khi dây cung bị tụt, bạn có thể tự khắc phục bằng cách dùng tay hoặc nhíp đẩy dây cung trở lại vào rãnh của mắc cài. Tuy nhiên nếu dây cung bị tụt do bị mất dây thun với mắc cài thường và dây cung bị tụt do gãy chốt tự đóng ở mắc cài tự buộc thì sau khi đưa dây cung về vị trí cũ, bạn cần đến nơi niềng răng để bác sĩ sửa lại chốt tự đóng hoặc thêm dây thun đã mất vào
2. Dây cung đâm vào má
Trong một số trường hợp, khi răng di chuyển thì đầu cuối dây cung ở bên trong cùng bị thừa ra một đoạn nhỏ có thể đâm vào má, miệng của bạn. Tình trạng này cần phải xử lý ngay bởi nó có thể gây ra nhiệt miệng, chảy máu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt của bạn.
Khi gặp tình huống này bạn có thể tự xử lý bằng cách dùng nhíp đã được làm sạch rồi đẩy dây cung vào sao cho nó chui vào rãnh của mắc cài. Nhưng nếu thun buộc dây vào mắc cài có hiện tượng bị bung hoặc bị mất đàn hồi thì cần phải thay thun khác. Ngoài ra, khi dây buộc bằng kim loại này bị đâm vào nướu hay môi thì bạn chỉ cần uốn dây xuống là có thể khắc phục được. Còn nếu dây cài bị lỏng, bong sút, bạn cần đến các phòng khám để được gắn lại và điều chỉnh ngay.
Trường hợp dây cung thừa quá dài, bạn nên cắt bớt bằng cách lấy gạc phủ xung quanh khu vực cần cắt dây cung để tránh nuốt phải sợi dây cần cắt. Sau đó bạn dùng bấm móng tay sắc đã khử trùng rồi cắt đi đoạn dây nhô ra đó, cuối cùng bạn phủ lên một cục sáp chỉnh nha nhỏ. Nếu không thể cải thiện được tình hình thì bạn nên đến nha khoa mà bạn đã niềng răng để được bác sĩ chỉnh nha hỗ trợ khắc phục.
3. Thức ăn bị giắt vào mắc cài
Khi niềng răng mắc cài, nếu bạn ăn các thức ăn dai-dẻo-dính thì thức ăn rất dễ bị giắt lại trong các khe rãnh giữa mắc cài và dây cung, nếu không được vệ sinh ngay có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Để khắc phục tình trạng này bạn cần chải răng miệng thường xuyên 3 lần/ 1 ngày sau ăn. Sử dụng các bàn chải chuyên dụng khi niềng răng như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn thức ăn và mảng bám trên răng.
Hỏi đáp: Tại sao một số người bị lỗ hổng tam giác đen ở kẽ răng khi niềng?
4. Mắc các bệnh răng miệng
Nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách khi đeo mắc cài, dây cung sẽ khiến cho thức ăn dễ mắc, dính vào mắc cài, dây cung dễ lây sang lợi, nướu của răng. Ngoài ra khi niềng răng việc ăn uống khó khăn hơn khiến bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin làm sức khỏe răng giảm sút, cộng với việc tuyến nước bọt bị giảm sút, gây khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, hình thành các mảng bám cao răng và biến chứng thành các bệnh lý về răng miệng như : sưng lợi, viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu…ảnh hưởng đến sức khỏe của răng cũng như kết quả niềng răng.
Khi gặp trường hợp này, tùy vào nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Có thể bác sĩ sẽ phải tháo các khí cụ niềng răng ra để làm sạch khoang miệng, lấy cao răng và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng rồi mới tiếp tục quá trình niềng răng.
Bên cạnh đó để hạn chế các bệnh lý về răng miệng, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống khi niềng răng và vệ sinh răng đúng cách bằng cách tự trang bị cho mình một bộ bàn chải chuyên dụng dành riêng cho người niềng răng và nếu được hãy mua thêm máy tăm nước sẽ rất có ích không những giúp rút ngắn thời gian vệ sinh răng miệng mà còn giúp loại bỏ tối đa các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở những nơi mà bàn chải khó có thể chải tới được..
5. Chảy máu chân răng bất thường
Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ làm cho thức ăn bị giắt vào mắc cài hoặc kẽ răng, khiến vi khuẩn phát triển dễ gây bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm nướu mà dấu hiệu thường thấy là chảy máu chân răng. Tình trạng này có thể bắt gặp khi đánh răng, khi va chạm hoặc các khí cụ niềng răng bị gãy, gây tổn thương răng miệng. Tốt nhất bạn cần đến nha khoa ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh tình huống xấu nhất xảy ra.
➤ Hướng dẫn xử lý: Chảy máu chân răng khi niềng răng
6. Răng bị ố vàng sau khi niềng răng
Tình trạng răng bị ố vàng khi đeo các khí cụ niềng răng cũng là một trong những sự cố thường gặp khi niềng răng mắc cài. Nguyên nhân tình trạng này có thể do 3 lý do sau:
Răng bị chết tủy:
Nguyên nhân có thể do bác sĩ sử dụng mắc cài niềng răng có độ kéo quá mạnh để rút ngắn thời gian niềng răng dẫn đến tình trạng lực tác động vào chân răng quá mạnh làm chết tủy răng và gây ra tình trạng răng bị đổi màu. Việc chữa chết tủy răng khá là khó khăn, phức tạp bạn cần đến phòng khám nha khoa uy tín để được điều trị. Sau khi đã chữa chết tủy xong, bạn có thể tiến hành tẩy trắng răng bị đổi màu.
Chế độ ăn uống sinh hoạt không đúng cách như:
Đánh răng không đúng cách khiến nhiều mảng bám thức ăn vẫn còn mắc lại ở các mắc cài niềng răng, lâu ngày sẽ tạo nên các vết ố, làm đổi màu răng. Ngoài ra, việc uống nhiều cà phê, hút nhiều thuốc cũng dễ làm răng bị đổi màu, ố vàng. Để khắc phục tình trạng này chỉ còn cách là bạn cần thay đổi ngay các thói quen ăn uống sinh hoạt có hại cho răng niềng.
➤ Xem chi tiết: Niềng răng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
7. Hôi miệng
Có thể khẳng định rằng các khí cụ niềng răng ( mắc cài, dây cung, vít..) khá an toàn với có thể và không phải là nguyên nhân gây ra hôi miệng khi niềng răng mà là do vi khuẩn trong miệng.
Việc vệ sinh răng miệng kém kết hợp với thói quen ăn uống không tốt sẽ góp phần gây ra chứng hôi miệng. Đối với những người đeo niềng răng việc vệ sinh răng miệng khó hơn nhiều, nếu các mảng bám, thức ăn còn sót lại trong kẽ răng không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn phát triển sinh sôi phát triển nên gây ra tình trạng hôi miệng.
Biện pháp duy nhất để chữa hôi miệng khi niềng răng là duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt. Ngoài ra, bạn có thể tránh một số loại thực phẩm dễ sinh mùi như tỏi và hành… Để giảm bớt mùi hôi miệng, bạn có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng.
Có thể bạn quan tâm: Đau đầu có phải nguyên nhân từ niềng răng?
Cách hạn chế các vấn đề răng miệng khi niềng răng
Để hạn chế các vấn đề thường gặp trên khi niềng răng, ngoài các biện pháp Nha khoa Thúy Đức đã nêu trên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi niềng răng:
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách bằng các loại bàn chải chuyên dụng khi niềng răng như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng.Nên ăn các thực phẩm chín, xốp, mềm. Tránh các thực phẩm quá cứng-quá dẻo-quá dính, nhiều đường để không tác động xấu lên mắc cài và răng.
Khi luyện tập thể thao để tránh tình trạng dây cung và mắc cài bị bung, nới lỏng..cần sử dụng các vật dụng bảo hộ răng. Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ chỉnh nha khi chơi một môn thể thao bất kỳ, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất để không ảnh hưởng tới việc đeo niềng.
Những ngày đầu sau khi niềng, do răng và lợi bị kích thích thay đổi cấu trúc nên gây ra các triệu chứng đau nhức. Để giảm đau nhức sau khi niềng răng cần thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Nếu tình trạng đau nhức quá khả năng chịu đựng, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ chỉnh nha của mình để có các giải pháp làm giảm sưng đau kịp thời và phù hợp, nhất định không được phép tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ ăn uống phù hợp, thì bạn cũng cần tuân thủ đúng lịch thăm khám định kỳ của bác sĩ. Việc thăm khám định kỳ khi niềng răng sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình hình răng miệng, xử lý ngay khi có vấn đề nào đó xảy ra.
Để giảm tối đa các sự cố khi niềng răng bằng mắc cài, khi tham khảo các phương pháp niềng răng, nếu có bạn hãy lựa chọn sử dụng công nghệ hiện đại và tìm cho mình một bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm. Phòng khám của bác sĩ Đức là một địa chỉ uy tín áp dụng các phương pháp chỉnh nha tân tiến, bác sĩ Đức được công nhận và khả năng chuyên môn bởi Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO. Hãy liên hệ với bác sĩ Đức để được tư vấn trực tiếp bạn nhé!
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page
Hồng Mai đã bình luận
Tôi muốn niềng răng nhưng mà ko biết có ảnh hưởng tới việc giao tiếp ko?
Bác sĩ Đức AAO đã bình luận
Khi mới đeo niềng sẽ mất một vài tuần để làm quen, nên khi nói chuyện sẽ cảm thấy không quen, phát âm có thể không chuẩn như trước kia. Nhưng sau đó, khi đã quen dần với việc đeo mắc cài thì việc nói chuyện sẽ trở nên bình thường.
Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ tới số hotline 093.186.3366 – 096.3614.566 hoặc inbox trực tiếp cho page https://www.facebook.com/nhakhoathuyduc64phovong nhé!
Thuy Hong đã bình luận
Đeo niềng răng nhưng không theo đúng lộ trình kế hoạch giả lập thì phải làm sao?
Bác sĩ Đức AAO đã bình luận
Nếu niềng răng không đi theo đúng kế hoạch giả lập thì tùy thuộc vào thời gian đeo không đúng, cơ địa răng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp là mỗi khay đeo thêm một khoảng thời gian.
Nếu bạn không phải đi du học, làm việc tại nước ngoài, có lịch tái khám định kỳ bác sĩ sẽ phát hiện ngay vấn đề và lựa chọn cách phù hợp.
Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ tới số hotline 093.186.3366 – 096.3614.566 hoặc inbox trực tiếp cho page https://www.facebook.com/nhakhoathuyduc64phovong nhé!
Hang mie đã bình luận
Mỗi bữa sáng khi thức dậy mắc cài đâm vào miệng tôi nó đã in nguyên hình mắc cài vào miệng tôi khiến t rất đau vì nó đâm rất sâu giống như bị nứt 1 đường trên môi,
Khi tôi bị bong tróc da ở má thì mắc cài đã đâm vào khi tôi nói chuyện kiểu nó vướng vào phần da mà bị bong tróc rất đau và ăn uống rất khó bs có thể tư vấn giúp tôi ko
Bác sĩ Đức AAO đã bình luận
Chào bạn!
Để giảm bớt khó chịu, bạn có thể làm nóng mẩu sáp nha khoa và gắn lên những vị trí mắc cài gây đau nhé. Nếu cần tư vấn thêm về quá trình chăm sóc răng niềng, vui lòng liên hệ SĐT 096 361 4566.
Thân ái!